Hỏi đáp
Tư vấn trực tuyến
Hotline
0981.811.879
Email
info@wi-mesh.com.vn

Thiết bị kích sóng wifi - repeater? Ưu và nhược điểm của thiết bị?!

Với những gia đình hay văn phòng làm việc có nhu cầu sử dụng wifi cường độ cao và nhu cầu liên kết với nhiều thiết bị mạng nhưng thiết bị wifi hiện tại không đủ khả năng để thực hiện điều đó. Vậy thì thiết bị kích sóng wifi là một sản phẩm tuyệt vời, giúp bạn có thể kết nối được nhiều thiết bị mà vẫn đảm bảo đường truyền ổn định.


Hình 1. Khi wifi router bị ảnh bởi nhiều yếu tố tường , cửa

 

1.Wifi repeater là gì?


Bộ kích sóng wifi (hay còn gọi là wifi repeater) là thiết bị có khả năng thu sóng wifi từ nguồn phát gốc (modem hoặc router) sau đó phát lại, giúp  mở rộng phạm vi phủ sóng đến những vị trí xa hơn, khuếch đại và tăng cường sóng wifi mà bạn đang sử dụng. Đây là một trong những  thiết bị mạng  vô cùng cần thiết và không thể thiếu  cho những ngôi nhà lớn, chung cư, nhà hàng, quán cafe hay văn phòng, công ty của bạn.


Hình 2. Thiết bị kích sóng wifi. Repeater

2.Ưu điểm của thiết bị kích sóng wifi


Thiết kế nhỏ gọn, kết nối không dây và cắm tiếp tiện lợi
 
Bắt sóng mạnh mẽ hơn với thiết kế nhiều ăng ten giúp người dùng dễ dàng bắt được sóng. Và độ phủ sóng rộng giúp cho bạn dễ dàng sử dụng ở bất cứ đâu trong ngôi nhà mình mà vẫn cho tốc độ tốt


Hình 3. Sức mạnh của repeater

Quản lí đơn giản bằng ứng dụng( Các dòng mới hiện nay đã có thể liên kết đến ứng dụng và dễ dàng để quản lí bằng ứng dụng )

Hình 4. Ứng dụng quản lí wifi TP-Link Tether

3.Nhược điểm của repeater


Repeater không dây thực sự không khuếch đại gì và có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn 


          Một repeater thông thường sử dụng công suất của router theo cách giống như bất kỳ thứ gì khác kết nối với mạng không dây. Nó không phải là một điểm truy cập độc lập. Tín hiệu không thực sự được tăng cường hoặc khuếch đại, nó được lặp lại (do đó thiết bị có tên là repeater).

          Điều rất quan trọng là bản thân repeater phải đạt được vùng phủ sóng tốt nhất có thể từ router nơi nó được đặt. Nếu repeater của bạn không có đủ vùng phủ sóng, nó có thể khiến cho toàn bộ mạng WiFi trở nên tồi tệ hơn.



hình 5. Khoảng cách không hợp lí khiến wifi repeater không thể hoạt động

 

Thiết lập amplifier không dây thường phức tạp


          Repeater thường sẽ có tên mạng (SSID) và mật khẩu riêng, khác với SSID của router và bất kỳ amplifier nào khác trong nhà, không được đồng bộ tự động khi SSID của thiết bị khác được cập nhật.

Repeater không dây thường phức tạp khi sử dụng


          Bởi vì mỗi repeater thường có SSID riêng, mọi người sử dụng mạng phải quan tâm đến nhiều tên mạng và mật khẩu, cũng như chọn thủ công để di chuyển từ mạng này sang mạng khác.

          Trong một ngôi nhà lớn với nhiều repeater, sẽ có rất nhiều thứ cần theo dõi. Ví dụ, bạn có thể ngừng kết nối với repeater nếu kết nối trực tiếp với router sẽ mang lại cho bạn hiệu suất tốt hơn.

          Wifi mesh có tính năng client steering, band steering và SSID chung là một lựa chọn tốt hơn nhiều, vì sau đó mạng sẽ tự động đảm bảo rằng mỗi thiết bị kết nối với điểm truy cập và băng tần mang lại hiệu suất tốt nhất. Người dùng không cần phải suy nghĩ về điểm truy cập mà mỗi kết nối đi đến.



hình 6. Phải kết nối wifi repeater nếu đi ra khỏi tầng phủ sóng của router


 

4. Các tiêu chí lựa chọn wifi repeater tốt nhất


Phù hợp với nhu cầu sử dụng


Thường khi một sản phẩm nào đó thì chúng ta hay có các tiêu chí để dựa vào khi mua sản phẩm. Với thiết bị bộ kích sóng cũng vậy chúng ta cũng cần quan tâm đến nhu cầu sử dụng của bản thân hoặc cơ quan là gì để quyết định chọn mua sản phẩm.
 

Kích thước


Đây cũng là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng mà thiết kế của sản phẩm phải nhỏ gọn phù hợp với không gian nhà cửa cũng là gây ấn tượng với người tiêu dùng.
 

Bộ kích sóng wifi - Ảnh 3
Hình 7.Tiêu chí lựa chọn wifi repeater tốt nhất
 

Các chuẩn hỗ trợ mới nhất


Một số chuẩn wifi thường thấy như 802.11a 802.11b, 802.11g, 802.11n và 802.11ac. Với những người rành về công nghệ thì có thể bạn đã từng tìm hiểu và biết về nó, tuy nhiên, khái niệm này còn quá mới mẻ với nhiều người. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các chuẩn wifi hỗ trợ phổ biến nhất hiện nay là: 802.11g, 802.11n và 802.11ac, thì mời bạn cùng đọc phần bên dưới:

Chuẩn 802.11g: chuẩn wifi này ra đời năm 2009, chuẩn này hỗ trợ tốc độ tối đa khoảng 54Mbps. Nói chung là các chuẩn n và g là những chuẩn phổ biến vì gói mạng ADSL gia đình cũng chẳng mấy khi cao hơn tốc độ của chuẩn 802.11g.

Chuẩn 802.11n: chuẩn wifi n được sử dụng rất phổ biến, loại chuẩn wifi này hỗ trợ tốc độ tối đa 600 Mbps với tần số 5GHz và 300 Mbps với tần số 2.4GHz.

Chuẩn 802.11ac: loại chuẩn wifi này chỉ mới xuất hiện gần đây, chuẩn AC hỗ trợ băng thông tối đa lên đến 1.300 Mbps trên băng tần 5 GHz và 450 Mbps trên 2.4GHz. Nhờ vây, loại chuẩn ac có thể tải dữ liệu cực tốt, đáp ứng được các nhu cầu truyền tải các nội dung chất lượng cao như video giải trí hay phục vụ chơi game.
 

Phạm vi phủ sóng


Mục đích của việc mua bộ kích sóng wifi chính là mở rộng vùng phủ sóng, vì vậy thiết bị càng có khả năng mở rộng phạm vi có sóng càng xa càng tốt. Để có thể làm tốt điều này, bạn sẽ cần quan tâm đến số lượng ăng ten được thiết kế cùng thiết bị (2 râu, 3 râu, 4 râu...) và bạn chỉ cần nhớ là cứ càng nhiều ăng ten thì càng tốt. Tuy nhiên, càng nhiều ăng ten thì thường càng mắc tiền. 
 

Thời gian bảo hành


Chế độ bảo hành tùy thuộc vào thương hiệu cung cấp cục kích sóng wifi, cùng một phân khúc giá nhưng hãng sản xuất khác nhau sẽ có thời gian bảo hành khác nhau. Chẳng hạn, với các sản phẩm kích wifi của thương hiệu TP-Link, Totolink sẽ được bảo hành 1 đổi 1 lên đến 24 tháng nhưng mức giá khá phải chăng, dễ dàng sở hữu. Cũng với tầm giá đó, đối với các hãng như Xiaomi, Mercury hay Tenda sẽ có thời gian bảo hành ít hơn, thường là 12 tháng. 


Vậy khi nào nên dùng wifi Mesh hay bộ kích sóng wifi(repeater)!?


Bạn có thể mua thiết bị kích sóng wifi ở đâu!? 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN